Trên thị trường hiện nay có 3 loại chất phủ bề mặt được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế nội thất là Acrylic, Melamine và Laminate. Vậy làm thế nào để phân biệt các loại vật liệu này, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Acrylic
Gỗ Acrylic tên tiếng Anh là Hi Gloss Acrylic, còn ở Việt Nam thường gọi là gỗ bóng gương hay còn gọi là Gỗ Acrylic An Cường Bóng Gương đang là sản phẩm rất được ưa thích cho những phong cách nội thất hiện đại sang trọng. Xu hướng sử dụng tấm Hi Gloss Acrylic (tấm Acrylic bóng gương) dùng trong trang trí nội thất ngày càng trở nên phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhất là ở Châu Âu và Úc.
Đặc tính của tấm Hi Gloss Acrylic bóng gương là đẹp, sang trọng, hiện đại, xanh sạch – thân thiện với môi trường, thi công nhanh mà giá thành hợp lý.
Bề mặt chất liệu Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao hơn gấp 2 lần so với các loại ván gỗ phủ sơn. Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo, Acrylic giúp tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian rộng mở và thoáng đãng hơn. Ngoài ra, chất liệu Acrylic rất dễ lau chùi, có thể dễ dàng đánh bay những vết trầy xước trên bề mặt khi bị xước nhẹ. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của Acrylic so với những đồ gỗ được phủ bằng bất cứ loại sơn nào.
Màu sắc gỗ Acrylic rất phong phú với hơn 100 màu Acrylic đủ loại, từ màu trơn, metalic đến những màu vân gỗ sang trọng. Đặc biệt có màu chiều dài lên tới 2.8m, rất phù hợp cho các ứng dụng nội thất cần chiều cao vượt khổ như cửa ra vào hay tủ áo với thiết kế cao gần đụng trần. Nhờ đó, căn phòng hay ngôi nhà sẽ trở nên sang trọng và bề thế hơn.
Có các loại Acrylic sau:
• Loại Acrylic Pha lê: tấm foil Acrylic có độ dày 2mm
• Loại Acrylic chống trầy 6H: độ chống trầy cao
• Loại Acrylic bóng gương
• Kích thước tiêu chuẩn :
Size chuẩn 1.220mm x 2.440mm x (0.8mm – 1.0mm)
Có cả loại vượt khổ 1.220mm x 2.745mm x (0.8mm – 1.0mm)
Hiện nay trên thị trường Acrylic có hơn 600 mã màu khác nhau
ACRYLIC MÀU TRƠN
ACRYLIC VÂN GỖ
Acrylic có thể phủ được trên tất cả các vật liệu code như nhựa, gỗ…
Melamine
Khi nhắc đến ván gỗ phủ melamine chúng ta thường nghĩ ngay đến dòng chữ MFC tức là melamine được phủ trên ván dăm cỡ lớn (loại gỗ dăm được ép thành tấm). Đây là loại vật liệu sản xuất nội thất thường thấy và chiếm hơn 80% tỷ lệ sử dụng trong nội thất văn phòng, nội thất chung cư, trường học…
Thuật ngữ melamine được hiểu 1 cách dân giã là bề mặt gỗ giả (nhân tạo), chúng được tạo ra nhờ hoạt chất kết dính tạo bề mặt gồm có 3 yếu tố chính là lớp giấy nền, lớp phim tạo vân giả gỗ và lớp ngoài cùng là lớp bảo vệ. Một số nhà sản xuất tùy vào bí quyết chế tác mà có thể phủ thành 5 hay 7 lớp nhưng cơ bản của melamine gồm 3 lớp chính đó.
- A = Lớp màng bảo vệ
- B = Lớp film tạo vân gỗ
- C = Lớp giấy nền
Ngày nay, melamine được phủ trên hầu hết các loại ván gỗ công nghiệp bao gồm melamine phủ trên ván dăm, melamine phủ trên gỗ MDF chống ẩm, melamine phủ trên gỗ HDF và melamine có thể được phủ trên tấm plywood (ván ép). Xem hình bên dưới:
Hiện nay trên thị trường có khoảng 300 mã màu Melamine
MÀU TRƠN
MFC VÂN GỖ
MFC BỀ MẶT
>> Tham khảo 1 số công trình sử dụng Melamine của NỘI THẤT THU ANH
Laminate
Có tên khoa học là High Pressure Laminate(HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…
Laminate được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber (Mỹ), sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thiết kế nội thất ở Mỹ và các nước phương Tây. Tuy là vật liệu xuất hiện sau nhưng Laminate hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…
Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được.
Cho đến nay, ngoài dòng Laminate thông thường, người ta còn phát triển thêm nhiều dòng Laminate với các tính năng chuyên dụng khác và không chỉ có Formica mà rất nhiều nhãn hiệu Laminate nổi tiếng khác trên thị trường được mọi người ưa chuộng như Laminate King Dom, Formica Laminate … Cấu tạo Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.
Lớp Overlay (lớp màng phủ) trên cùng được bao phủ bởi một lớp keo Melamine trong suốt, có tác dụng ổn định và tạo độ cứng cho bề mặt, chịu lửa, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ vễ sinh lau chùi.
Lớp Decorative paper là lớp phim tạo màu mỹ thuật, các mẫu màu và hoa văn được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp overlay nỏng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và thật màu.
Lớp Kraft Papers bao gồm nhiều lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau dưới tác dụng của lực ép ở nhiệt độ cao. tùy theo yêu cầu về độ dày của tấm Laminate mà tăng giảm lượng giấy nền cho phù hợp. Giấy nền Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ), nên bền, dai và thô, thường có mầu nâu hoặc xám với định lượng 50-135 g/m2.
Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~0,8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiểu loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng..
Hiện nay Laminate có hơn 1000 mã màu
BẢNG MÀU LAMINATE KINGDOM
VÂN GỖ
Màu Trơn
MÀU TRANG TRÍ
BASIC
BACKER
Nhược điểm của Laminte bóng khi thiết kế tủ bếp hay nội thất độ bóng không cao, khi có ánh đèn chiếu vào sẽ bị vỡ hình gây nhòe nhoẹt, nhìn những chiêc tủ bếp, tủ áo làm bằng Laminte bóng sẽ không được đẹp, thiếu thẩm mỹ.
Ngược lại, Acrylic bóng gương, độ bóng cao, khi lên tủ bếp, tủ quần áo đèn điện chiếu vào càng làm tăng thêm chiều sâu cho không gian, căn hộ sẽ sang trọng hơn.